THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ – GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC

Trung tâm Dịch vụ Hành chính Công giới thiệu dịch vụ thành lập Hộ kinh doanh cá thể phục vụ cho Công dân có nhu cầu đăng ký kinh doanh: Quy trình lập Hộ kinh doanh nhanh gọn, đội ngũ Cán bộ thẩm định hồ sơ tận tụy, Trung tâm cam kết mang lại sự hỗ trợ tốt nhất cho Công dân.

 

bo phan tiep nhan

LIÊN HỆ TƯ VẤN

DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Trung tâm Dịch Vụ Hành Chính Công

QUY TRÌNH CẤP PHÉP HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Với tôn chỉ Hành chính – Phụng sự, Cán bộ trung tâm luôn tận tâm phục vụ Công dân đến làm thủ tục đăng ký

quy trinh cap phep ho kinh doanh

YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN

Để thực hiện được quy trình thành lập Hộ Kinh Doanh cá thể nhanh chóng, thuận lợi, cán bộ Trung Tâm yêu cầu Công dân cần cung cấp các thông tin sau:

yeu cau kieu kien ho kinh doanh

THỜI GIAN LỆ PHÍ

thoi gian le phi kinh doanh ca the

THÀNH PHẦN HỒ SƠ

Đơn đăng ký lập hộ kinh doanh

Hợp đồng thuê cửa hàng kinh doanh

Bản sao Giấy chứng nhận QSDĐ

Hợp đồng thuê cửa hàng kinh doanh

KẾT QUẢ QUY TRÌNH

KET QUA THU TUC

Đọc bài viết này để có đầy đủ thông tin trước khi lập Hộ kinh doanh cá thể của bạn.

Có bao nhiêu phương pháp tính thuế đối với Hộ kinh doanh? Hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn không? Có cần báo cáo thuế khi lập hộ kinh doanh không? Hộ kinh doanh nên lựa chọn phương pháp tính thuế nào? Hộ kinh doanh phù hợp ngành nghề gì? Quy định về bảo hiểm xã hội và y tế đối với hộ kinh doanh?

GIỚI THIỆU VỀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Hộ kinh doanh cá thể là một mô hình kinh doanh dành cho cá nhân hoặc hộ gia đình, được thiết lập nhằm tự chủ trong quá trình kinh doanh với quy mô nhỏ. Hộ kinh doanh tự chịu trách nhiệm toàn bộ về tài sản cá nhân đối với mọi hoạt động kinh doanh.

Khi có nhiều thành viên trong hộ gia đình tham gia, một thành viên được ủy quyền đại diện để thực hiện các nghĩa vụ và quyết định liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh. Mô hình này rất linh hoạt, giúp khuyến khích sự sáng tạo và tự do trong quản lý kinh doanh với quy mô nhỏ.

Đến với dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình để được tư vấn tốt nhất!

PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ CHO HỘ KINH DOANH

Các phương pháp tính thuế áp dụng cho Hộ kinh doanh

  • Phương pháp kê khai: Là phương pháp áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp kê khai được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Phương pháp nộp thuế theo từng lần phát sinh: Là phương pháp áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định. Kinh doanh không thường xuyên được xác định tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn phương pháp khai thuế theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Phương pháp tính thuế khoán: Phương pháp khoán là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để ấn định tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC và Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019.
Các phương pháp thuế
Các phương pháp thuế

So sánh phương pháp tính thuế của Hộ kinh doanh

  • Phương pháp kê khai: Thích hợp cho hộ kinh doanh quy mô lớn với khả năng kê khai rõ ràng và chi tiết: Phải báo cáo thuế định kì hàng quý, tương tự doanh nghiệp.
  • Nộp theo từng lần phát sinh: Phù hợp với hộ kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định: Không phải báo cáo thuế nhưng phải lưu giữ hóa đơn chứng từ.
  • Tính thuế khoán: Đơn giản, áp dụng tỷ lệ trên doanh thu, thích hợp cho hộ kinh doanh muốn giảm phức tạp trong việc tính toán thuế: Không phải báo cáo thuế không cần lưu giữ chứng từ.

Lời khuyên của Luật sư Hoàng: Lựa chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động, và sự thuận lợi trong quản lý tài chính của hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh.

BẠN CÓ BIẾT:

LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ PHÙ HỢP

Khi quyết định phương pháp tính thuế, việc lựa chọn phù hợp với tình hình kinh doanh là quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn chọn lựa phương pháp tính thuế phù hợp:

Phương pháp kê khai

  • Thích hợp cho: Hộ kinh doanh quy mô lớn, có khả năng kê khai rõ ràng và chi tiết, cần thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, bao gồm cả việc quản lý hóa đơn và chứng từ.
  • Phương pháp này phù hợp với hoạt động kinh doanh các lĩnh vực sau: Phương pháp này được khuyến khích áp dụng cho các ngành kinh doanh như dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu, sản xuất, vận tải, cũng như dịch vụ liên quan đến hàng hóa.
Phương pháp kê khai
Phương pháp kê khai

Phương pháp nộp theo từng lần phát sinh

Thích hợp cho: Cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định. Việc đánh giá kinh doanh không thường xuyên được thực hiện dựa trên đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực và ngành nghề.

Cá nhân có quyền tự xác định để chọn lựa phương pháp khai thuế theo hướng dẫn được quy định trong Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC. Đối với địa điểm kinh doanh cố định: được hiểu là nơi mà cá nhân tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi, hoặc các địa điểm tương tự khác.

Phương pháp nộp theo từng lần phát sinh phù hợp với các lĩnh vực sau:

  • Cá nhân kinh doanh lưu động.
  • Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân.
  • Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”.
  • Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số, nếu không chọn lựa nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Phương pháp tính thuế khoán

Thích hợp cho: Phương pháp khoán thích hợp cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh không muốn đối mặt với phức tạp trong việc tính toán thuế. Đây là lựa chọn phù hợp cho những trường hợp không thuộc diện nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc nộp thuế theo từng lần phát sinh.

Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh áp dụng phương pháp khoán (Hộ khoán) sẽ không phải thực hiện chế độ kế toán. Thay vào đó, họ sử dụng hóa đơn lẻ và có trách nhiệm lưu trữ cũng như xuất trình các chứng từ như hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, và hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi được yêu cầu bởi cơ quan thuế, đặc biệt khi có yêu cầu cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.

Phương pháp tính thuế khoán
Phương pháp tính thuế khoán

Phương pháp tính thuế khoán phù hợp với kinh doanh các lĩnh vực sau:

  • Lĩnh vực dịch vụ: Các dịch vụ như tư vấn, giáo dục gia sư, làm đẹp, làm tóc, vận chuyển, dịch thuật, và dịch vụ công nghệ thông tin.
  • Lĩnh vực nghệ thuật và giải trí: Nghệ sĩ độc lập, nhà làm phim tự do, nhạc sĩ tự do, và những người làm trong lĩnh vực giải trí.
  • Lĩnh vực bán lẻ: Kinh doanh bán lẻ nhỏ như cửa hàng thời trang, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng đồ gia dụng.
  • Lĩnh vực thực phẩm và dịch vụ ăn uống: Nhà hàng nhỏ, quán cà phê, cửa hàng thức ăn nhanh, dịch vụ catering.
  • Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Phòng mạch tư nhân, spa, phòng tập thể dục cá nhân.
  • Lĩnh vực dịch vụ chăm sóc động vật: Trung tâm chăm sóc thú cưng, dịch vụ điều trị thú y.
  • Lĩnh vực tư vấn và giáo dục: Dịch vụ tư vấn giáo dục, đào tạo và phát triển cá nhân.
  • Lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật: Dịch vụ sửa chữa máy tính, lắp đặt camera an ninh, và các dịch vụ kỹ thuật khác.

Lưu ý khi lựa chọn:

Lựa chọn phương pháp tính thuế phù hợp giúp Hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân kinh doanh hiệu quả trong quản lý tài chính và đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về thuế dựa trên: Quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên. Kiểm soát khả năng kế toán và tài chính của Hộ kinh doanh và cá nhân. Đánh giá rủi ro về thu nhập và chi phí để chọn phương pháp phù hợp.

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH

Các bước cụ thể để thành lập hộ kinh doanh

Quy trình đăng ký lập hộ kinh doanh trực tuyến (online) được thực hiện theo 3 bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ lập hộ kinh doanh
  • Bước 2: Nộp hồ sơ trực tuyến
  • Bước 3: Nhận kết quả online
Các bước cụ thể để thành lập hộ kinh doanh
Các bước cụ thể để thành lập hộ kinh doanh

Thủ tục và giấy tờ cần thiết

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:

Đối với chủ hộ kinh doanh:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao chứng thực hợp lệ CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
  • Bản sao chứng thực hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ hồng.

Đối với thành viên hộ gia đình:

  • Bản sao chứng thực hợp lệ CCCD/hộ chiếu của từng thành viên trong hộ.
  • Bản sao chứng thực hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
  • Bản sao chứng thực hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên đứng tên làm chủ hộ kinh doanh.
  • Văn bản chứng thực ủy quyền cho người nộp hồ sơ (đối với sử dụng dịch vụ của TRUNG TÂM DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG).
  • Bản sao chứng thực hợp lệ chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

⇒⇒⇒ Bạn đã biết: Hướng dẫn thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online năm 2024

Thời gian xử lý và hoàn thành quy trình

  • Tiếp nhận hồ sơ:

Khi nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sẽ trao giấy biên nhận trong ngày và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

  • Thời hạn xử lý:

Nếu hồ sơ đủ điều kiện và hợp lệ, cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Hồ sơ không hợp lệ sẽ được xử lý thông qua thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

  • Điều kiện để cấp đăng ký hộ kinh doanh:

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm kinh doanh.

Tên của hộ kinh doanh phải tuân theo quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

  • Thông báo hồ sơ không hợp lệ:

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ thông báo bằng văn bản đến người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh.

Thông báo sẽ chi tiết lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

  • Quyền khiếu nại và tố cáo:

Nếu sau 3 ngày làm việc không nhận được giấy chứng nhận hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung, người thành lập hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Theo dõi kết quả
Theo dõi kết quả

CHI PHÍ VÀ LỆ PHÍ

Các lệ phí đăng ký quy trình này

  • Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng (Phí nhà nước)
  • Phí chứng thực văn bản ủy quyền nộp hồ sơ: 500.000 đồng (Phí công chứng)

⇒ Số tiền tổng là: 600.000 đồng

Chi phí dịch vụ thành lập hộ kinh doanh

⇒ Tổng chí phí cho dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể là: 600.000 đồng

  • Phí dịch vụ soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký Hộ kinh doanh: Cung cấp dịch vụ soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ theo quy định. Phí này bao gồm việc chuẩn bị giấy tờ, biểu mẫu, và các thông tin cần thiết để hồ sơ được xử lý một cách thuận lợi.
  • Phí dịch vụ trình khách hàng ký hồ sơ: Dịch vụ hỗ trợ trình khách hàng ký hồ sơ một cách chính xác và nhanh chóng. Đội ngũ Luật sư sẽ hướng dẫn khách hàng về việc kiểm tra và xác nhận thông tin trước khi ký kết hồ sơ.
  • Phí dịch vụ nộp hồ sơ thành lập: Bao gồm chi phí nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện. Dịch vụ này đảm bảo việc hồ sơ được chuyển giao đúng cách và đúng thời hạn.
  • Phí dịch vụ nhận kết quả và bàn giao giấy phép kinh doanh: Liên tục theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ để nhanh chóng nhận kết quả từ cơ quan đăng ký kinh doanh.Dịch vụ bao gồm việc nhận giấy phép kinh doanh và bàn giao chúng cho khách hàng.

⇒⇒⇒ Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty theo quy định pháp luật mới nhất

Phí dịch vụ kê khai thuế cho hộ kinh doanh

⇒ Phí dịch vụ với giá tiền là: 300.000 đồng.

Sau khi có đăng ký kinh doanh, Luật sư sẽ thay khách hàng kê khai thuế, bước này rất quan trọng để xác định mức lệ phí môn bài và thuế khoán cho hộ kinh doanh.

Trường hợp khách có chữ ký số cá nhân: Thực hiện kê khai online qua: https://thuedientu.gdt.gov.vn => Chọn mục [Cá Nhân].

Trường hợp khách không có chữ ký số cá nhân: Kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế

Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG tự hào là đối tác tin cậy cung cấp dịch vụ thành lập hộ kinh doanh với chi phí hợp lý và hệ thống chi nhánh cộng tác viên đặt khắp 64 tỉnh thành, giúp chúng tôi linh hoạt trong việc triển khai và thực hiện đăng ký hộ kinh doanh cho quý khách hàng ở mọi nơi.

  • Chi phí hợp lý: Cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí thành lập hộ kinh doanh giảm thiểu, phù hợp với mọi quy mô kinh doanh.
  • Hệ thống chi nhánh và Cộng tác viên: Với hệ thống chi nhánh và đội ngũ cộng tác viên có mặt tại 64 tỉnh thành, chúng tôi có khả năng phục vụ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
  • Trải nghiệm nhanh chóng: Cam kết quy trình làm việc nhanh chóng, giúp khách hàng sở hữu giấy phép kinh doanh một cách thuận lợi và hiệu quả.
  • Tư vấn pháp luật chuyên nghiệp: Đội ngũ chuyên viên tư vấn tài chính và luật sư hàng đầu sẽ hỗ trợ quý khách hàng trong quá trình đăng ký hộ kinh doanh, đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Hãy để Trung Tâm Dịch Vụ Hành Chính Công là đối tác đồng hành trong hành trình kinh doanh của bạn!