HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GIẤY PHÉP KINH DOANH QUÁN CAFE MỚI NHẤT

Trong bài viết này, Cán bộ Trung Tâm Dịch Vụ Hành Chính Công sẽ hướng dẫn bạn chi tiết thủ tục giấy phép kinh doanh quán cafe chi tiết nhất mà bất kì ai cũng có thể làm theo. Hãy cùng theo dõi nhé!

QUÁN CAFE LÀ GÌ?

Quán cafe là nơi kinh doanh cà phê và đồ uống (trà sữa, các loại trà…), thường có không gian thoải mái. Đa dạng về phong cách, từ vỉa hè đến sang trọng. Ngoài cà phê, còn cung cấp thức ăn nhẹ và đồ uống khác. Là điểm hẹn, làm việc, học tập, quán cafe trở thành phần quan trọng của văn hóa đô thị, thu hút người thưởng thức không chỉ vì cà phê mà còn vì không khí và trải nghiệm.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MỞ QUÁN CAFÉ

Lựa chọn hình thức kinh doanh

Có hai hình thức lựa chọn xin giấy phép kinh doanh cafe: Hộ kinh doanh hoặc Thành lập công ty tùy theo quy mô và mục tiêu kinh doanh:

  • Nếu bạn có tiềm lực và định hướng kinh doanh mở chuỗi cửa hàng kinh doanh café thì mô hình Công ty là tốt nhất
  • Nếu bạn chỉ mở 1 cửa hàng kinh doanh cafe giải khát quy mô vừa phải thì nên chọn mô hình Hộ kinh doanh

Ưu điểm khi lựa chọn mô hình hộ kinh doanh:

  • Không phải báo cáo thuế không cần lưu giữ chứng từ. Thủ tục đơn giản, áp dụng thuế khoán theo tỷ lệ trên doanh thu. Giảm gánh nặng về thời gian và công sức kê khai báo cáo thuế, tập trung vào quản lý và phát triển kinh doanh
Lựa chọn hình thức kinh doanh
Lựa chọn hình thức kinh doanh

Nhóm ngành nghề kinh doanh cafe cần đăng ký

Lập hộ kinh doanh café bạn cần phải đăng ký ngành nghề đăng ký kinh doanh hộ gia đình sau:

STT Tên ngành nghề kinh doanh Mã ngành nghề
1 Dịch vụ phục vụ đồ uống

Chi tiết: Quán rượu, bia, quầy bar, Quán cà phê, giải khát, Dịch vụ phục vụ đồ uống khác

5630
2 Dịch vụ ăn uống khác 5629

Ngoài ra để mở rộng phạm vi hoạt động bạn nên cân nhắc xem xét bổ sung thêm một số mã ngành nghề kinh doanh có liên quan:

STT Tên ngành nghề kinh doanh Mã ngành nghề
1 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

Chi tiết: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh), Cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi của hàng ăn nhanh, Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác

5610

Điều kiện để hoạt động kinh doanh café

Kinh doanh café, đồ uống là kinh doanh thực phẩm do đó cần phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Công văn số 3109/BCT-KHCN V/v hướng dẫn thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm của Bộ công thương.

Do đó bất kì quán café nào hoạt động dưới hình thức Hộ kinh doanh hay Công ty đều bắt buộc phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới được phép hoạt động.

⇒ Tham khảo: Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình uy tín

Xử phạt cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”. Trích Khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Xử phạt cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Xử phạt cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Các loại thuế phải nộp khi mở quán café

Các loại thuế phí cho Hộ kinh doanh café

Lệ phí môn bài: 1.000.000 đồng/năm

Thuế khoán là mức thuế được áp theo doanh thu của Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (bao gồm thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân) được quy định tại Phụ lục I -Thông tư 40/2021/TT-BTC. Đối với cửa hàng kinh doanh café mức thuế khoán được áp dụng mức 3% trên tổng doanh thu.

Doanh thu của cửa hàng kinh doanh café được tính ước lệ theo quy mô kinh doanh như: diện tích cửa hàng, số bàn…

Ví dụ: Bạn kinh doanh café cửa hàng diện tích 40m2 có 10 bàn. Giá 1 ly café là 30.000 đồng. Giả sử cửa hàng của bạn bán 1 ngày được 30 ly café theo giá nêu trên thì thuế khoán hàng tháng của bạn như sau:

Thuế khoán = 4.5% X [(30 ly X 30.000 đồng/ly) X 30 ngày] = 1.215.000 đồng/tháng.

Các loại thuế phí cho Công ty kinh doanh café

Lệ phí môn bài: 2.000.000- 3.000.000 đồng/năm (tùy theo mức vốn điều lệ)

Thuế VAT: 10%

Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%

Thuế thu nhập cá nhân: Từ 5%-35% tùy theo mức thu nhập chịu thuế.

Tuy nhiên quý khách được hạch toán chi phí nên mức thuế phải đóng cũng không quá nhiều.

Lời khuyên của Luật sư Hoàng: Hãy chọn mô hình kinh doanh Hộ kinh doanh cá thể. Điều này giúp giảm gánh nặng hành chính và đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý và thuế.

Các loại thuế phí cho Công ty kinh doanh café
Các loại thuế phí cho Công ty kinh doanh café

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH CAFE

Thông tin cần cung cấp

Để đăng ký hộ kinh doanh, bạn cần chuẩn bị các thông tin và giấy tờ sau:

Thông tin đăng ký hộ kinh doanh:

  • Tên hộ kinh doanh.
  • Địa điểm kinh doanh.
  • Vốn đầu tư.
  • Số lao động sử dụng.

Bản sao y chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu:

  • Chủ hộ và thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh.

Bản sao biên bản họp v/v thành lập Hộ kinh doanh:

  • Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng đăng ký hộ kinh doanh.

Bản sao văn bản ủy quyền:

  • Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng đăng ký hộ kinh doanh, cần có văn bản ủy quyền từ các thành viên khác cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.

Hợp đồng thuê địa điểm:

  • Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt cơ sở kinh doanh.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh café

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, giấy tờ nhân thân và các giấy tờ cần thiết khác như mục 1.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp tại Bộ phận 1 cửa dịch vụ hành chính công cấp Quận/huyện nơi đặt cửa hàng kinh doanh café.

Thời gian cấp phép: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Nhận trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa dịch vụ hành chính công cấp Quận/huyện.

⇒⇒⇒ BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngay sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, Luật sư Hoàng và cộng sự sẽ thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm cho cửa hàng đủ điều kiện hoạt động.

Chuẩn bị Hồ sơ

  • Đơn đề nghị của chủ quán cafe.
  • Bản sao hợp lệ của Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế cho mặt bằng quán và xung quanh.
  • Sơ đồ quy trình sản xuất hoặc phân phối và bảo quản thực phẩm.
  • Thuyết minh về trang thiết bị, dụng cụ và cơ sở vật chất.
  • Giấy xác nhận tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm.
  • Giấy xác nhận sức khoẻ kinh doanh của chủ cơ sở và người quản lý.

Nộp Hồ sơ

Nộp hồ sơ tại cơ quan an toàn thực phẩm cấp quận, huyện: Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem xét và Thẩm định

  • Cơ quan chức năng thực hiện xem xét và thẩm định trực tiếp tại quán cafe.
  • Lập biên bản kết quả thẩm định sau quá trình kiểm tra.

Cấp giấy chứng nhận

  • Nếu đạt yêu cầu, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp trong vòng 10-15 ngày.
  • Nếu không đạt, quán cafe cần điều chỉnh và nộp lại hồ sơ để tái kiểm tra.

Việc này đảm bảo quán cafe tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng.

giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Kê khai thuế cho Hộ kinh doanh café

[Cập nhật 2024] Hiện nay khi cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã có Mã số thuế trên đăng ký kinh doanh.

Chủ hộ kê khai theo Mẫu số: 01/CNKD (Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bô Tài Chính) để áp mức thuế khoán.

Luật sư sẽ tư vấn hướng dẫn chi tiết cho quý khách để tối ưu chi phí mức thuế này.

Đăng ký nhãn hiệu (Bảo hộ thương hiệu kinh doanh café)

Đăng ký nhãn hiệu cho quán cafe mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Đầu tiên, việc này bảo vệ thương hiệu của bạn bằng cách cấp quyền độc quyền sử dụng và ngăn chặn người khác sử dụng hoặc đăng ký tên tương tự. Thương hiệu đã đăng ký có giá trị cao hơn trong mắt khách hàng và đối tác, tăng giá trị kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh.

Một trong những lợi ích quan trọng khác là quyền lợi pháp lý. Đối với bất kỳ vi phạm nào đối với quyền nhãn hiệu, bạn có quyền khởi kiện và đòi bồi thường, giúp bảo vệ dự án kinh doanh khỏi tranh chấp pháp lý không mong muốn.

Đăng ký nhãn hiệu cũng là một cách để thể hiện cam kết đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Thương hiệu có nhãn hiệu đăng ký thường được xem xét cao hơn và tạo lòng tin từ phía khách hàng. Điều này càng trở nên quan trọng trong ngành kinh doanh cafe, nơi chất lượng và trải nghiệm là yếu tố quyết định sự thành công.

Ngoài ra, việc đăng ký nhãn hiệu còn tạo nền tảng cho việc mở rộng kinh doanh. Khi bạn mở rộng vào các thị trường mới, quyền độc quyền đối với nhãn hiệu giúp bảo vệ danh tiếng và giữ vững địa vị thương hiệu.

Tóm lại, đăng ký nhãn hiệu là một đầu tư quan trọng giúp bảo vệ, phát triển và định hình thương hiệu của quán cafe. Lợi ích này không chỉ giúp tăng tính cạnh tranh mà còn xây dựng giá trị kinh doanh và đảm bảo quyền lợi pháp lý của bạn.

CHI PHÍ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH CAFE

Lệ phí đăng ký

⇒ Tổng: 600.000 đồng

  • Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng (Phí nhà nước)
  • Phí chứng thực văn bản ủy quyền nộp hồ sơ: 500.000 đồng (Phí công chứng)

Chi phí dịch vụ thành lập hộ kinh doanh

⇒ Tổng: 600.000 đồng

  • Phí dịch vụ soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký Hộ kinh doanh: Bao gồm chuẩn bị giấy tờ, biểu mẫu, và thông tin cần thiết.
  • Phí dịch vụ trình khách hàng ký hồ sơ: Hỗ trợ khách hàng kiểm tra và ký hồ sơ một cách chính xác.
  • Phí dịch vụ nộp hồ sơ thành lập: Bao gồm chi phí nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Phí dịch vụ nhận kết quả và bàn giao giấy phép kinh doanh: Liên tục theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và bàn giao giấy phép cho khách hàng.

Xem thêm: Lệ phí làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình là bao nhiêu?

Phí dịch vụ kê khai thuế cho hộ kinh doanh

⇒ Tổng: 300.000 đồng

  • Kê khai thuế: Luật sư sẽ thực hiện kê khai thuế để xác định mức lệ phí môn bài và thuế khoán cho hộ kinh doanh.
  • Đối với khách hàng có chữ ký số cá nhân, quy trình kê khai thuế sẽ được thực hiện online qua trang [Cá Nhân] tại https://thuedientu.gdt.gov.vn.

Các chi phí và lệ phí này đảm bảo quá trình đăng ký và quản lý hộ kinh doanh diễn ra thuận lợi và đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý.

Phí dịch vụ kê khai thuế cho hộ kinh doanh
Phí dịch vụ kê khai thuế cho hộ kinh doanh

TƯ VẤN VÀ GIẢI ĐÁP LUẬT KINH DOANH

Mở quán trà sữa có cần giấy phép kinh doanh?

Mở quán café, trà sữa, các cửa hàng đồ uống… đều phải đăng ký kinh doanh. Ngoài đăng ký kinh doanh còn phải xin giấy phép kinh doanh (đủ điều kiện kinh doanh) là: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trừ các đối tượng sau đây: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh- Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Nhượng quyền thương hiệu kinh doanh café, trà sữa… cần xin giấy phép gì?

Trường hợp nhận nhượng quyền thương hiệu kinh doanh café, trà sữa… bạn cần xin 2 loại giấy sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh/Doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Xin giấy phép kinh doanh quán cafe bao nhiều tiền?

Xin giấy phép kinh doanh quán café hết 1.500.000 đồng trọn gói bao gồm phí, lệ phí nhà nước, phí dịch vụ, phí kê khai thuế.

Nguồn: Dịch vụ Hành Chính Công